HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO

Bài 8: Sử dụng và bảo quản công cụ hỗ trợ

SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÔNG CỤ HỖ TRỢ

PROCEDURES OF USING SUPPORTING TOOLS

  1. THỜI GIAN HUẤN LUYỆN:
  2. MỤC ĐÍCH:

Công cụ hỗ trợ được cung cấp cho nhân viên nhằm mục đích:

  1. Thể hiện được quy mô hoạt động của Công ty và trình độ nghiệp vụ của nhân viên
  2. Tăng cường khả năng chiến đấu cho nhân viên.
  3. Bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân viên và khách hàng.
  4. Bảo vệ được sức khỏe của nhân viên.
  5. Giúp cho công việc được giải quyết nhanh chóng, linh hoạt.
  • YÊU CẦU:

Xuất phát từ các mục đích trên, yêu cầu các nhân viên bảo vệ phải:

  1. Sử dụng công cụ hỗ trợ đúng mục đích.
  2. Hiểu rõ cách sử dụng từng loại công cụ hỗ trợ.
  3. Phải biết bảo quản công cụ hỗ trợ.
  4. Không được đem công cụ hỗ trợ về nhà (trừ trường hợp đặc biệt).
  5. Nhận và bàn giao công cụ hỗ trợ cho người khác phải kiểm tra chặt chẽ, rõ ràng.
  6. Hàng tuần phải được kiểm kê, bảo dưỡng.
  1. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ.
    1. Các loại công cụ hỗ trợ

Hiện tại Công ty trang bị cho các nhân viên bảo vệ khi thi hành nhiệm vụ bao gồm: bộ đàm,  dùi cui cao su, mày dò kim loại, còi, áo mưa, ủng, điện thoại (nếu mục tiêu có)…. Tùy thuộc vào sự phát triển của xã hội và yêu cầu của công việc, công ty sẽ trang bị thêm nhiều loại công cụ hỗ trợ thích hợp, đáp ứng được tính chất ngày càng phức tạp của xã hội.

  1. Bộ đàm: Bộ đàm, pin, đế xạc pin.
  1. Đối với bộ đàm

Sử dụng:

  • Mở máy bằng nút vặn (có chỉnh âm lượng luôn).
  • Bấm nút bên hông bộ đàm khi nói.
  • Không bấm nút bộ đàm khi nghe.
  • Sử dụng bộ đàm đúng mục đích, liên lạc thông tin trong công việc, không nói chuyện thô tục trong bộ đàm.

Bảo quản:

  • Giữ gìn sạch sẽ, khô ráo.
  • Giữ gìn quai đeo bộ đàm (dễ gãy).
  • Chú ý ăng ten của bộ đàm dễ rơi ra.
  • Luôn được nạp điện đầy đủ.
  • Không tháo, sửa chữa bộ đàm.
  • Không được điều chỉnh kênh, tần số.
  • Không được làm rơi.
  • Không được mang về nhà.
  • Bàn giao ca phải kiểm tra cẩn thận về chất lượng và số lượng.
  1. Pin bộ đàm:

Là một bộ phận bên trong bộ đàm có thể tháo ra khi cần thiết.

Sử dụng:

Cung cấp năng lượng cho bộ đàm hoạt động, khi hết điện, pin cần phải nạp điện. Pin ở phía sau bộ đàm, có thể tháo pin ra nạp (phần lớn không tháo pin ra, chỉ để bộ đàm nạp trực tiếp vào đế xạc).

Bảo quản:

  • Giữ gìn sạch sẽ, khô ráo, không được làm rơi.
  • Tháo lắp nhẹ nhàng, đúng khớp.
  1. Đế xạc pin bộ đàm

Là bộ phận cấp điện cho bộ đàm.

Sử dụng:

Một đầu đế xạc là cục biến thế adaptor cắm vào nguồn điện sử dụng, đầu kia là đế đặt pin hoặc cắm bộ đàm vào. Khi cắm điện, bộ đàm sẽ được đặt vào trong đế có những lá thép kim loại tiếp giám với đáy bộ đàm có 2 thanh kim loại để dòng điện chạy vào trong máy.

Bảo quản:

  • Giữ gìn sạch sẽ, khô ráo, không được làm rơi.
  • Không tháo lắp, di chuyển nhiều.
  • Không cuộn, gấp dây, làm đứt mạch điện.

Yêu cầu:

  • Cắm đúng nguồn điện.
  • Đặt pin bộ đàm nhẹ nhàng, đúng khớp, đúng chiều.
  • Là bộ phận dễ hỏng nhất trong hệ thống thông tin liên lạc nên rất thận trọng trong khi sử dụng.
  • Bàn giao ca phải kiểm tra tình trạng hoạt động tốt xấu như thế nào để báo cáo, có hướng xử lý ngay.
    1. Dùi cui điện:

Sử dụng: Có 2 chức năng được thể hiện trên 2 nút bấm.

  • 1 nút là còi hú – chức năng cảnh báo đối phương.
  • 1 nút là đánh điện – chức năng tấn công đối phương.
  • Khi sử dụng, tay cầm vào phần cán dùi cui điện, phần này được bọc nhựa và phía trên có miếng bảo hiểm chống điện giật. Tùy vào từng trường hợp mà ta sử dụng 2 chức năng trên. Khi ta tấn công đối phương thì bấm nút cho roi điện đánh điện và chạm đầu roi điện vào bất cứ nơi nào trên người đối phương đều có hiệu quả (thường vào bụng).

Bảo quản:

  • Giữ gìn sạch sẽ, khô ráo, không được để ẩm thấp.
  • Không được làm đứt dây điện trên thân dùi cui, làm gãy 2 đầu kim loại nhô ra ở trên đầu roi điện.
  • Khi không sử dụng phải cho roi điện vào bao.

Yêu cầu:

  • Tuyệt đối không được lạm dụng việc sử dụng dùi cui điện (chỉ sử dụng khi nào đối phương có đông người tấn công hoặc khi cảm thấy không an toàn cho tính mạng người sử dụng).
  • Không được chạm roi điện đang đánh điện vào đầu đối phương, sẽ dễ dàng gây tử vong.
  • Tay không được chạm vào bất cứ nơi nào trên roi điện, ngọai trừ khu vực cán (đề phòng trường hợp roi điện còn tích điện).
  • Khi hết sử dụng phải cho đầu roi điện tiếp âm để dòng điện truyền hết ra ngoài.
  • Không được mang về nhà (đây là công cụ được nhà nước quản lý).
  • Phải luôn nạp điện đầy đủ để sẵn sàng công tác.
  • Cục xạc pin roi điện được sử dụng vào bảo quản như đế xạc bộ đàm.
  • Bàn giao ca phải kiểm tra cẩn thận (đặc biệt là chất lượng).
    1. Dùi cui sắt:

Mô tả:

  • Dùi cui sắt gồm có dùi cui và bao da để đeo vào người, khi xếp lại thì dài khoảng 15cm, khi sử dụng dài khoảng 40cm.
  • Có 2 phần: thân dùi cui bằng thép không gỉ và tay cầm bên trong là thép, bên ngoài bọc nhựa. Thân dùi cui có 3 nấc có thể dài ra và xếp ngắn lại.

Sử dụng:

  • Dùi cui được thiết kế như ăng ten của Tivi, khi sử dụng thì phất mạnh tay, dùi cui sẽ tự dài ra và sử dụng như 1 cây đoản côn.
  • Không sử dụng thì xếp ngắn lại

Bảo quản:

  • Giữ gìn sạch sẽ, không để ẩm ướt.
  • Không được đánh vào vật cứng làm cong dùi cui.
  • Khi không sử dụng, phải cho vào bao bảo quản.

Yêu cầu:

  • Không được lạm dụng dùi cui vào việc riêng, chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, trường hợp có thể gây thiệt hại đến tính mạng người sử dụng.
  • Không được mang về nhà (trừ trường hợp đặc biệt).
  • Bàn giao ca phải kiểm tra cẩn thận cả số lượng và chất lượng.
    1. Dùi cui cao su:

Mô tả:

  • Màu đen, đường kính khoảng 3cm, dài khoảng 40cm được chế tạo bằng nhựa dẻo, bên trong đặc.

Sử dụng:

  • Như cây đoản côn.

Bảo quản:

  • Lau chùi sạch sẽ, không để ở nơi có nhiệt độ cao.

Yêu cầu:

  • Sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, không được lạm dụng, không được mang về nhà.
  • Không được va chạm hoặc đánh vào vật cứng.
  • Bàn giao ca phải kiểm tra cẩn thận số luợng và chất lượng.
    1. Máy rà kim loại:

Mô tả: 

  • Màu đen, gồm 2 phần, phần cán và phần than dài khoảng 40cm. Có 1 nút bấm để sử dụng khi kiểm tra đặt ở phần cán. Phần thân bề ngang 10cm, dầy 1cm, bên trong có hệ thống điện tử phát hiện kim loại.

Sử dụng:

  • Dùng để kiểm tra người hoặc túi xách. Khi kiểm tra bấm nút rà xung quanh người từ trên xuống hoặc từ dưới lên, phía trước, sau, bên hông. Mặt máy rà cách thân người khoảng 10cm là thích hợp. Nếu người bị kiểm tra có mang theo kim loại trong người thì đèn của máy sẽ nháy đỏ và có tiếng còi kêu tít tít.

Bảo quản:

  • Giữ gìn sạch sẽ, để nơi khô ráo.

Yêu cầu:

  • Khi kiểm tra, máy được lướt qua người với tốc độ chậm.
  • Tránh va chạm mạnh, chú ý nghe tiếng còi.
  • Thái độ người kiểm tra phải tỏ ra lịch sự, nhã nhặn.
  • Bàn giao ca phải kiểm tra cẩn thận về số lượng và chất lượng.
    1. Còi:

Sử dụng:

  • Chỉ sử dụng khi nhân viên bảo vệ đứng cách xa người cần kiểm tra.
  • Báo hiệu lệnh ngăn họ lại để đến gần kiểm tra.

 

Bảo quản:

  • Lau chùi hàng ngày, giữ gìn khô ráo.

Yêu cầu:

  • Thổi còi phải to, rõ ràng, dứt khoát.
    1. Đèn pin:

Hiện công ty sử dụng 3 loại đèn pin: đèn sạc xách tay, đèn 2 pin, đèn 3 pin.

Sử dụng:

  • Dùng để tuần tra ban đêm ở những khu vực có hệ thống chiếu sáng kém.

Bảo dưỡng:

  • Lau chùi, giữ gìn sạch sẽ, để những khu vực khô ráo.
  • Kiểm tra chất lượng pin.

Yêu cầu:

  • Luôn luôn ở tình trạng tốt.
  • Lắp bóng đúng theo từng chủng loại.
  • Tránh va chạm mạnh.
  • Bàn giao ca phải kiểm tra cẩn thận.
    1. Áo mưa, ủng:

Sử dụng: Khi trời mưa.

Bảo quản: Sau khi sử dụng rửa sạch sẽ.

  • Để khô ráo mới được gấp cất.
  • Tránh va chạm mạnh vào các vật sắc nhọn.

Chia sẻ bài viết này

Contact Me on Zalo