HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO

Bài 3: Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ cổng chính và vị trí trực cố định

  1. VỊ TRÍ CỔNG CHÍNH

Vị trí cổng chính là vị trí quan trọng nhất trong các vị trí bảo vệ tại mục tiêu, vị trí này thường có các nhiệm vụ như sau:

  1. Giám sát tình hình an ninh tại vị trí cổng chính và khu vực xung quanh.
  2. Bảo vệ các tài sản của chủ quản bên ngoài cổng chính như biển quảng cáo, hệ thống đèn chiếu sáng, cây cảnh…
  3. Giám sát và làm các thủ tục cho khách ra vào mục tiêu.
  4. Giữ gìn sạch sẽ khu vực cổng chính và khu vực Phòng Bảo vệ.
  5. Giám sát và làm các thủ tục cho công nhân thầu phụ và nhân viên của chủ quản ra vào mục tiêu.
  6. Giám sát và làm các thủ tục cho các loại phương tiện ra vào mục tiêu.
  7. Giám sát và làm các thủ tục cho hàng hóa, trang thiết bị, nguyên vật liệu ra vào mục tiêu.
  8. Quản lý điện thoại – chuyển điện thoại ( nếu có) quản lý chìa khóa.
  9. Quản lý thư từ, bưu phẩm chuyển phát (nếu có).
  10. Phát hiện, cách ly và lập biên bản những người vi phạm nội quy và các sự việc xảy ra tại mục tiêu.
  11. Phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ những người đột nhập mục tiêu.
  12. Giám sát tình hình mục tiêu thông qua các hệ thống máy móc được trang bị tại phòng Bảo vệ như: hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống camera, báo trộm, hệ thống điện….
  13. Phối hợp làm việc với bảo vệ chủ quản (nếu có).
  14. Phát hiện và xử lý các sự cố cháy nổ nếu có.
  15. Ngăn chặn những hành vi đưa tài sản ra ngoài mục tiêu qua tường rào.
  16. Khi công việc tại vị trí bớt đi, nhân viên bảo vệ ra khỏi phòng Bảo vệ quan sát mặt trước mục tiêu.
  17. Quản lý, ghi chép sổ sách sạch sẽ, chính xác, tất cả xếp gọn gàng, khoa học.

 

  1. Quản lý chặt chẽ các tài sản, trang thiết bị tại Phòng bảo vệ do công ty và chủ quản cung cấp.
  2. Nắm bắt tình hình và báo cáo cho những người có thẩm quyền khi họ cần biết.
  3. Giữ thông tin liên lạc, phối hợp với các vị trí khác bên trong mục tiêu.
  4. Ghi nhận giờ đến giờ đi của chỉ huy trưởng mục tiêu, đội cơ động, ban chỉ huy.
  5. Ghi nhận các thông báo và nội quy của chủ quản đưa ra.
  6. Phối hợp chặt chẽ với các ca làm việc.
  7. Thực hiện tốt công tác bàn giao ca.

 

  1. VỊ TRÍ GÁC CỐ ĐỊNH
  2. Trực gác nghiêm chỉnh, đúng tác phong điều lệnh.
  3. Tuân thủ nội quy mục tiêu.
  4. Kiểm soát chặt chẽ khu vực được giao, đặc biệt là người và xe ra vào đúng nơi cho phép.
  5. Ngăn chặn, không cho người lạ mặt đột nhập vào mục tiêu, phòng chống nhân viên của chủ quản ném tài sản hoặc sản phẩm ra ngoài trái quy định.
  6. Phát hiện, bắt giữ, lập biên bản những người vi phạm nội quy mục tiêu.
  7. Phát hiện, ngăn chặn những hành vi phá hoại, vi phạm an toàn lao động.
  8. Phát hiện và xử lý những sự cố cháy nổ.
  9. Kiểm tra các công cụ phòng chống cháy và hệ thống báo cháy, đảm bảo khi xảy ra sự việc sẽ đưa lại hiệu quả sử dụng cao nhất.
  10. Kiểm tra các hệ thống cửa, đường ống, cống rãnh…
  11. Giám sát, kiểm soát người trong khu vực làm việc, chú ý giám sát các khu vực cấm, không cho người không có thẩm quyền được vào.
  12. Kiểm tra hệ thống điện chiếu sáng.
  13. Sẵn sàng phát hiện những biểu hiện nghi vấn trong và ngoài mục tiêu.
  14. Kiểm soát các vật liệu, nguyên liệu, máy móc, trang thiết bị để ở khu vực không được che chắn, đóng cửa, khóa chặt.
  15. Ghi chép sổ trực vị trí cẩn thận, chú ý ghi rõ các hoạt động trong phạm vi vị trí (người nào, làm gì, khi nào, ở đâu…)
  16. Giữ vững thông tin liên lạc, phối hợp với các vị trí khác làm việc.
  17. Nếu có cổng phụ thì các thủ tục phải làm như cổng chính.
  18. Hỗ trợ cổng chính trong giờ cao điểm (nếu được yêu cầu)
  19. Thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị đắt tiền, dễ mất hoặc khu vực nguy hiểm trong phạm vi vị trí.
  20. Thực hiện tốt công tác bàn giao ca.

Chia sẻ bài viết này

Bạn đang tìm dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp?

Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn